0919.817.033

RỆP SÁP HẠI SẦU RIÊNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA – AGRI THUẬN THIÊN – phânbónviệtnam.vn

Cây sầu riêng rất dễ bị sâu bệnh gây hại, bà con cần nhận biết được các loại sâu bệnh hại sầu riêng để có biện pháp phòng và xử lý kịp thời, hạn chế những thiệt hại về kinh tế do sâu bệnh gây ra.

Rệp sáp (Pseudococcidae)

Rệp sáp hại sầu riêng thường tấn công trên cành lá. Rệp chích hút chất dinh dưỡng làm cho bộ phận bị hại phát triển kém, trái dễ bị sượng. Chất mật đường do rệp sáp tiết ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Trái có rệp sáp và bồ hóng bám đều không hấp dẫn, khó tiêu thụ và giảm giá trị thương phẩm.

 

Mùa khô là thời điểm rệp sáp phát triển và gây hại mạnh. Đây cũng là mùa ra hoa kết trái sầu riêng nên trái dễ bị tấn công hơn.

Đặc tính sinh học và gây hại:
Trên sầu riêng có nhiều loại rệp sáp, chủ yếu xuất hiện và gây hại trên trái, bông, ít thấy trên lá. Rệp sáp cái có thân hình dài khoảng 3 mm, màu hồng hay vàng, bên ngoài phủ một lớp phấn bột trắng.

Trứng được đẻ thành từng chùm 100 – 200 trứng, một con cái có thể đẻ 600 – 800 trứng. Sau 6 – 10 ngày, trứng nở ra rệp sáp con (crawler) màu vàng nhạt, trơn chưa phủ lớp bột trắng. 

 
Rệp sáp gây hại bằng cách hút nhựa nơi cuống trái non hoặc giữa các gai trên trái lớn. Khi trái còn nhỏ, nếu mật số rệp cao, trái bị biến dạng và rụng, nếu trái lớn, trái phát triển kém và bị sượng. Khi thiếu thức ăn, rệp trú ẩn dưới đất nơi vùng rễ. 

Ngoài ra rệp sáp cũng gây hại rất mạnh trên hệ rễ sầu riêng: chúng là tác nhân gián tiếp mở đường để nấm khuẩn tuyến trùng gây hại hệ rễ sầu riêng. Cây sầu riêng bị rệp sáp hại rễ thường có triệu chứng sinh trưởng và phát triển rất kém, lá vàng úa từ gốc lên ngọn và rụng từ từ. Cây bị suy yếu, rễ bị thối, cây héo vàng dần, khi bị nặng lá rụng hàng loạt, quả nhỏ, hạt bị lép, cây khó hồi phục và nặng hơn có thể bị chết.


Cách phòng trừ rệp sáp trên cây sầu riêng

  • Chăm sóc cây khỏe mạnh
  • Tạo độ ẩm không quá thấp trong mùa khô duy trì một lớp rơm phủ hoặc là lớp cỏ phủ đất. Kết hợp bón phân hữu cơ tưới nước đầy đủ cũng làm giảm rệp sáp xuất hiện trong mùa khô một cách đáng kể.
  • Trồng sầu riêng với khỏang cách hợp lý, không nên trồng qúa dầy như một số chủ vườn hiện nay, để vườn luôn được thông thoáng.
  •  Thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái… để vườn luôn thông thoáng.
  • Đối với những trái có qúa nhiều rệp đeo bám có thể mạnh dạn cắt bỏ rồi đem tiêu hủy để hạn chế sự lây lan của chúng. Chăm sóc chu đáo để cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với rệp.

BÀ CON NÔNG DÂN SỬ DỤNG THUỐC VUA RỆP SÁP 247EC

Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7 

Hotline: 0933067033

Hotline: 0943025292

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————

CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

Hotline: 0919.817.033

Zalo: 0919.817.033

Link web: https://kienthucnongnghiepvietnam.blogspot.com

Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp